Quản lý doanh nghiệp nhỏ
Quản lý doanh nghiệp nhỏ – phổ biến nhất là các startup thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý. Do những hạn chế về quy mô, nguồn lực và cả kiến thức, kinh nghiệm quản trị. Các chuyên gia tư vấn chiến lược dày dặn kinh nghiệm đã đúc kết ra những sai lầm mà các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ thường mắc phải. Ở bài viết này GenCRM cùng các bạn phân tích các sai lầm mà nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tránh.
Quản lý dữ liệu không khoa học, bảo mật.
Để tiết kiệm chi phí một số doanh nghiệp nhỏ lựa chọn các công cụ quản lý truyền thống như excel, google trang tính,… Mà không đưa ra bất kỳ quy chuẩn thống nhất nào về các định dạng của dữ liệu. Dẫn đến tình trạng lưu trữ lộn xộn, khó tìm kiếm, bàn giao dữ liệu giữa các phòng ban.
Mặt khác, song song với sự phát triển bùng nổ của công nghệ chính là tình trạng trộm cắp, mua bán thông tin diễn ra ngày càng phổ biến. Đối với các doanh nghiệp nhỏ mới gia nhập thị trường các thông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin khách hàng là rất quan trọng. Thậm chí một số dữ liệu có thể quyết định đến sự sống còn của cả công ty. Nhà quản trị cần tăng cường các biện pháp bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp.
Không chú trọng công tác lập kế hoạch trong quản lý doanh nghiệp nhỏ.
Linh hoạt chính là tiêu chí quản trị được đặt lên hàng đầu của các startup. Tuy vậy, nhiều chủ doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chí này một cách thái quá. Các công việc được phân chia và quản lý một cách ngẫu hứng gây nên tình trạng chồng chéo, bỏ sót, chậm trễ trong xử lý. Điều này khiến cho toàn bộ nhân sự “quay cuồng” vì khối lượng công việc quá tải, chất đống và tác động tiêu cực đến tâm lý và hiệu suất làm việc của nhân viên
Việc lập kế hoạch hiệu quả giúp các doanh nghiệp phân bổ nhân sự và theo dõi tiến độ, chất lượng công việc hợp lý hơn. Nhân viên thông qua việc lập kế hoạch có thể dự đoán được khối lượng công việc của mình và căn chỉnh thời gian phù hợp. Hơn thế nữa, việc lập kế hoạch cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ưu tiên của các đầu việc để biết đâu là đầu việc nên được giải quyết trước.
Kỹ năng làm việc, gắn kết còn yếu kém.
Một số nhà quản lý không biết cách tạo ra sự gắn kết nội bộ trong doanh nghiệp của mình. “Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao” – đội nhóm mạnh là quân át chủ bài khiến doanh nghiệp tạo nên sự bứt phá trong doanh thu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong đội nhóm sẽ luôn tồn tại những nhân sự với tư duy khác biệt hoặc trái ngược. Nhà quản lý giỏi là người biết dung hòa những mâu thuẫn và tận dụng sự khác biệt của từng nhân viên để sắp xếp những công việc phù hợp nhằm đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
Cơ chế quản lý nhân sự lỏng lẻo.
Các doanh nghiệp nhỏ thường không có hoặc sở hữu những cơ cấu nhân sự cảm tính, không tuân theo bất kỳ một mô hình quản lý chuyên nghiệp nào. Đặc biệt, đa phần các doanh nghiệp có quy mô nhân sự dưới 50 người bỏ qua những quy định trong luật lao động hoặc thực thi một cách chống đối, thiếu nghiêm túc. Ngoài ra, một số doanh nghiệp thiếu đi sự công bằng trong thưởng phạt nhân viên. Từ chối ban hành những điều khoản, giấy tờ có giá trị pháp lý về các quy định lương thưởng hoa hồng. Điều này làm mất đi quyền lợi và gây nên sự bất mãn lớn trong nội bộ doanh nghiệp.
Một sai lầm phổ biến trong quản lý công ty vừa và nhỏ đó là chính sách “ưu tiên người nhà”. Điều này hoàn toàn hợp lý nếu họ là những người phù hợp với công việc. Trong trường hợp ngược lại, tình huống này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến công ty và cả mối quan hệ cá nhân giữa nhà quản trị và người được tuyển dụng.
Xem thêm bài viết về quản lý nhân sự.
Không chú trọng quy trình chăm sóc khách hàng
Khách hàng luôn là nhân tố hàng đầu cần quan tâm của một doanh nghiệp. Các báo cáo cho thấy chi phí để có được đơn hàng từ khách hàng cũ thấp hơn từ 5-7 lần so với việc tạo ra một khách hàng mới. Thực tế cũng chứng minh việc chăm sóc khách hàng tốt giúp tạo ra tệp khách hàng trung thành và tạo hiệu ứng Marketing truyền miệng cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhỏ thường bỏ qua việc chăm sóc khách hàng để tiết kiệm chi phí. Gây nên sự phản cảm, mất lòng tin của người dùng với thương hiệu sản phẩm. Muốn phát triển nhanh và dài hạn nhà quản trị cần xây dựng cho doanh nghiệp mình quy trình chăm sóc khách hàng chỉnh chu chuyên nghiệp để tạo nên hình ảnh tốt trong mắt khách hàng.
Xem thêm bài viết về Quản lý khách hàng.
Bỏ qua yếu tố công nghệ trong quản lý doanh nghiệp
Công nghệ hỗ trợ con người trong mọi mặt của đời sống xã hội. Việc ứng dụng các công nghệ, phần mềm vào quản lý quy trình hoạt động của doanh nghiệp là tất yếu. Sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng, quản lý tài chính,… sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục được nhược điểm của các phương pháp giấy tờ truyền thống. Dữ liệu, thông tin, quy trình được chuẩn hóa và lưu trữ, bảo mật. Đồng thời, giúp giảm thiểu tình trạng giao việc chồng chéo, giao việc sai người, bỏ sót các đầu việc. Nhiều phần mềm hiện nay hỗ trợ thiết lập KPI và theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên. Giúp nhà quản lý dễ dàng đánh giá được chất lượng công việc của nhân viên để đưa ra chế độ lương thưởng phù hợp.
Đó là một số phân tích về những sai lầm thường thấy trong việc quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng những thông tin Gen cung cấp có thể giúp các bạn tối ưu được quy trình quản lý trong công ty của mình. Chúc các bạn thành công!
Phần mềm quản trị, quản lí doanh nghiệp GENCRM.
Dịch vụ toàn diện của GEN bao gồm tư vấn, triển khai và tích hợp hệ thống quản lý data khách hàng, tùy biến theo yêu cầu, đào tạo/huấn luyện và module market. Cùng với giải pháp phần mềm genCRM, carCRM, eduCRM cũng đã và đang nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: viễn thông, xây dựng, ngân hàng, bán lẻ, giáo dục… Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng, tham khảo chi tiết về giá và tính năng gói sản phẩm genCRM vui lòng liên hệ trực tiếp qua inbox fanpage hoặc hotline để được tư vấn và báo giá một cách chi tiết và đầy đủ nhất.